Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào mô hình bảo tồn và phát triển chim trĩ theo chuỗi giá trị ở Quảng Bình

Khoa học công nghệ là một trong hai trụ cột chính của công cuộc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh của xu thế phát triển hiện nay thì nó càng thể hiện rõ vai trò của mình. Trong thời gian qua, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ luôn được các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chú trọng đầu tư. Tuy nhiên các đơn vị sản xuất nông nghiệp như các hợp tác xã, trang trại cũng như các nông hộ thì việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào trong thực tiễn sản xuất kinh doanh cũng gặp không ít khó khăn và thách thức.

Mặc dù xác định sẽ gặp không ít khó khăn nhưng anh Phạm Anh Tuân chủ hệ thống trang trại nuôi chim Trĩ và chuỗi nhà hàng Chill Garden (Lộc Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình) luôn định hướng sẽ áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào trong sản xuất kinh doanh của mình.

Chim trĩ tại trang trại anh Phạm Anh Tuân

Anh Phạm Anh Tuân là người đi tiên phong trong việc bảo tồn và phát triển loài chim trĩ ở Quảng Bình, anh có niềm đam mê mãnh liệt với loài chim này vì theo anh đây là loài chim có vẻ bề ngoài bắt mắt với những bộ lông rực rỡ, nhiều màu sắc rất phù hợp với việc nuôi làm cảnh. Từ đam mê, anh đi sâu vào tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia vào các CLB, Hội những người nuôi chim trĩ trong nước để tìm hiểu và học hỏi kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng loài chim này. Càng tìm hiểu, anh nhận thấy ngoài làm cảnh thì chim trĩ còn là thực phẩm có nhiều giá trị về dinh dưỡng. Hiện tại, tại Quảng Bình, có rất ít người dám mạnh dạn mở rộng mô hình này mà chủ yếu là nuôi nhỏ lẻ.

Anh Phạm Anh Tuân là người luôn luôn học hỏi, tìm tòi nghiên cứu để có thể phát triển mô hình sản xuất chim trĩ của mình. Song song với việc mày mò nghiên cứu trên sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng thì anh đã tìm tới các nhà khoa học chuyên môn và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để giúp anh ứng dụng các khoa học kỹ thuật mới vào trong việc bảo tồn và phát triển loài chim trĩ này của mình.

Vừa qua anh đã liên hệ và mời các chuyên gia về chăn nuôi trực tiếp về tư vấn cho các hoạt động trang trại của mình, như TS. Dương Thanh Hải (Trưởng Bộ môn Chăn nuôi – Trường Đại học nông lâm Huế), TS. Phạm Hồng Kỳ (Chi cục Chăn nuôi thú y – Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Quảng Bình).

Các chuyên gia trực tiếp tới tư vấn cho trang trại chim trĩ

Các chuyên gia trực tiếp tới tư vấn cho trang trại chim trĩ

Sáng này, 29/10/2022, TS. Dương Thanh Hải, TS. Phạm Hồng Kỳ, KS. Đào Công Định và ThS. Phan Trung Thông đã trực tiếp thị sát và làm việc với trang trại nuôi chim trĩ của anh Phạm Anh Tuấn. Qua buổi làm việc thì anh Phạm Anh Tuấn đã giới thiệu tổng quan về mô hình nuôi chim trĩ của mình. Theo anh thì “bí kíp” để phát triển mô hình của mình bền vững được như vậy là có hai lý do chính, thứ nhất là anh luôn áp dụng tối đa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất của mình, thứ hai anh đã áp dụng hình thức chuỗi liên kết giá trị vào trong mô hình kinh doanh của mình, có nghĩa là sản phẩm của anh làm ra là kết quả của sự liên kết từ đầu vào đến đầu ra, tạo thành chuỗi liên kết chặt chẽ giữa người nông dân – doanh nghiệp và thị trường. Người dân nuôi chim trĩ theo các tiêu chuẩn an toàn sinh học, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của đội ngũ kỹ thuật bên anh và chính quyền địa phương. Anh cung cấp con giống và vật tư chăn nuôi cho bà còn, sau đó sản phẩm của bà con trong chuỗi liên kết chăn nuôi chim trĩ được anh thu mua lại và trực tiếp bán vào trong hệ thống nhà hàng của mình. Hiện tại, anh có hai nhà hàng chuyên chế biến các món từ chim trĩ ở Đồng Hới, Quảng Bình. Với anh, luôn coi trọng khách hàng và luôn lấy khách hàng làm trung tâm, đặt lợi ích và mong muốn của khách hàng lên hàng đầu; coi sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công.

Một gốc nhà hàng chim trĩ Chill Garden

Qua buổi làm việc anh mong muốn phía các chuyên gia đồng hành cùng với anh để phát triển mô hình chim trĩ của mình theo hướng bền vững và an toàn sinh học, qua đó tạo ra sinh kế cho bà con nhờ việc liên kết nuôi chim Trĩ. Và anh cũng đặt hàng với các chuyên gia để sắp tới sẽ có những sáng kiến và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng của việc nuôi chim trĩ, như vậy vừa nâng cao chất lượng của sản phẩm vừa hạ giá thành của sản phẩm để mọi người đều có thể thưởng thức được loại đặc sản này. Và anh muốn rằng việc phát triển mô hình chim trĩ phải gắn liền giữa phát triển và bảo tồn.

Thuận Phong (P.T.T)