Xây dựng và phát triển sản phẩm theo chương trình OCOP nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi liên kết giá trị nấm tại vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Tiên gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học và sinh kế cho người dân địa phương

Xây dựng và phát triển sản phẩm theo chương trình OCOP nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi liên kết giá trị nấm tại vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Tiên gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học và sinh kế cho người dân địa phương

       Nhằm cải thiện sinh kế cho những cộng đồng dân cư sống tại vùng đệm của Vườn Quốc gia Cát Tiên thông qua thúc đẩy sản xuất, kinh doanh thân thiện với bảo tồn nằm trong khuôn khổ của Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học” (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ được thực hiện trong thời gian 5 năm từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2025. 

       Trong hợp phần 2 của Dự án với nội dung Bảo tồn đa dạng sinh học bao gồm bốn tiểu hợp phần, trong đó sẽ khuyến khích phát triển chuỗi giá trị thân thiện với rừng và đa dạng sinh học cho các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, nông nghiệp có giá trị cao, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng và đào tạo kỹ năng, tìm cơ hội việc làm cho người dân do Tổ chức Helvetas tại Việt Nam phụ trách.

       Trong các chuỗi giá trị được lựa chọn triển khai hai có chuỗi giá trị về cây Nấm. Trong tiến trình thực hiện các chuỗi giá trị của của dự án thì luôn luôn hướng tới mục tiêu nâng cao thu nhập một cách bền vững của người dân thông qua việc sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết trong đó chú trọng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị thương mại hoá cho sản phẩm.

       Với sự hỗ trợ của dự án và đặc biệt là sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền và sự nổ lực của chính bà con nông dân thì dự án sẽ góp phần phát triển kinh tế cho địa phương, đặc biệt là từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường và thân thiện với môi trường sinh thái, gắn liền giữa việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt xây dựng sản phẩm đạt chuẩn theo chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

       Ngày 13/9/2023 tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên (Đồng Nai), Ban Quản lý dự án VFBC tỉnh Đồng Nai phối hợp với chính quyền địa phương và Tổ chức Helvetas Việt Nam tổ chức Hội nghị “Xây dựng và phát triển sản phẩm theo chương trình OCOP nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi liên kết giá trị nấm tại vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Tiên gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học và sinh kế cho người dân địa phương” nhằm chia sẻ kế hoạch hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị Nấm tại địa phương bền vững theo Chương trình OCOP. Thảo luận các vấn đề liên quan đến sản xuất, sơ chế và liên kết tiêu thụ sản phẩm  Nấm tại địa phương.

       Ông Phạm Xuân Thịnh (Giám đốc Vườn Quốc Gia Cát Tiên kiêm Giám đốc VFBC tỉnh Đồng Nai) phát biểu chỉ đạo hội nghị

Ông Phạm Xuân Thịnh phát biểu chỉ đạo hội nghị

           Tham gia buổi hội nghị về phía đại diện của Ban Quản lý dự án VFBC tỉnh Đồng Nai và Vườn Quốc Gia Cát Tiên có Ông Phạm Xuân Thịnh (Giám đốc Vườn Quốc Gia Cát Tiên kiêm Giám đốc VFBC tỉnh Đồng Nai) đã phát biểu chỉ đạo và đánh giá cao các hoạt động mà do Tổ chức Helvetas tại Việt Nam phụ trách trong thời gian vừa qua cho cộng động người dân địa phương sống trong vùng đệm của vườn Quốc Gia Cát Tiên, trong đó có việc xây dựng các chuỗi giá trị về nấm ăn. Xây dựng và phát tiển các sản phẩm nấm ăn gắn liền với việc chuẩn hoá tiêu chuẩn chất lượng sản, liên kết thị trường tiêu thụ và xây dựng sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Qua đó, đã góp phần nâng cao sinh kế và nhận thức trong việc bảo vệ và phát triển rừng của người dân.

Thạc sĩ Phan Trung Thông đã giới thiệu về một số nội dung chính trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)
Thạc sĩ Phan Trung Thông đã giới thiệu về một số nội dung chính trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

          Bắt đầu nội dung chính của buổi hội nghị thì Thạc sĩ Phan Trung Thông đã giới thiệu về một số nội dung chính trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và các hồ sơ, thủ tục, giấy tờ cần thiết phải chuẩn bị để tham gia đánh giá và phân hạnh sản phẩm theo Chương tình OCOP.

Ông Nguyễn Thanh Phong, đại diện cho Tổ chức Helvetas tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị
Ông Nguyễn Thanh Phong, đại diện cho Tổ chức Helvetas tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị

       Tiếp đó, ông Nguyễn Thanh Phong đại diện cho Tổ chức Helvetas tại Việt Nam đã chia sẽ các hoạt động của dự án đã triển khai vừa qua tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên và cùng với đó là những dự định sắp tới mà dự án mong muốn triển khai nhằm nâng cao giá trị của chuỗi nấm ăn và góp phần nâng cao sinh kế cho người dân sống trong vùng đệm ở Vườn Quốc Gia Cát Tiên tại huyện Tân Phú (Đồng Nai).

Trong buổi hội nghị đã trao giấy chứng nhận thành lập hợp tác xã cho 3 xã của huyện Tân Phú (Tà Lài, Núi Tượng và Đăk Lua).
Trong buổi hội nghị đã trao giấy chứng nhận thành lập hợp tác xã cho 3 xã của huyện Tân Phú (Tà Lài, Núi Tượng và Đăk Lua).

Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng TQC (Thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) tổ chức đào tạo cho các thành viên của 3 hợp tác xãTrung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng TQC tổ chức đào tạo VietGAP và HACCP

               Trước đó, cũng ngay tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên thì Tổ chức Helvetas tại Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng TQC (Thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) tổ chức đào tạo cho các thành viên của 3 hợp tác xã nằm trong khuôn khổ dự án hỗ trợ kiến thức về chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP và an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế HACCP. Do đó, trong buổi hội nghị đã trao giấy chứng nhận VietGAP và HACCP cho các thành viên tham gia khoá đào tạo.

Bà Phạm Hồng Ân phát biểu tại hội nghị
   Bà Phạm Hồng Ân phát biểu tại hội nghị

       Đặc biệt, trong buổi nghị bà Phạm Hồng Ân (Giám đốc công ty TNHH Hồng Ân, nhà sáng lập và quản lý thương hiệu nấm Gaco và Poco) đã tham gia trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc xúc tiến thương mại nấm cho 3 hợp tác xã tham gia dự án.

Hội nghị chụp hình lưu niệm
  Hội nghị chụp hình lưu niệm

 

Sản phẩm nấm rơm do dự án hỗ trợ
                             Sản phẩm nấm rơm do dự án hỗ trợ

Trung Đức